Điều 4 Luật phòng cháy chữa cháy (Cập nhập 2024)
Nhằm hạn chế những hậu quả xảy ra do cháy nổ, hỏa hoạn cơ quan nhà nước đã triển khai thực hiện giáo dục và đào tạo về kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy thông qua việc ban hành Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001 (sửa đổi bổ sung 2013). Tại Điều 4 của Luật phòng cháy chữa cháy quy định về các nguyên tắc trong phòng cháy chữa cháy. Vậy những nguyên tắc đó là gì? ACC sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung bài viết:
1. Luật Phòng cháy chữa cháy
Luật Phòng cháy chữa cháy do Quốc Hội ban hành vào 29/06/2001. Chính thức có hiệu lực vào 04/10/2001. Sau đó được sửa đổi bổ sung vào năm 2013.
Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 hay còn gọi tắt là PCCC được ban hành với mục đích nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội.
2. Phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.
Cụm từ này có thể hiểu đơn giản bằng cách chia rõ hai vế phòng cháy và chữa cháy. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả.
3. Nguyên tắc trong phòng cháy chữa cháy
Nguyên tắc trong phòng cháy chữa cháy được quy định tại Điều 4 của Luật này. Theo đó, có 4 nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Nguyên tắc 2: Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
Nguyên tắc 3: Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
Nguyên tắc 4: Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Trên đây là nội dung về Điều 4 Luật phòng cháy chữa cháy. Mong rằng thông qua bài viết các quý đọc giả sẽ nắm rõ và hiểu sâu hơn về Luật phòng cháy chữa cháy. Từ đó hạn chế và khắc phục được những trường hợp không may do cháy nổ.